Nguyên nhân và triệu chứng viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu hết về căn bệnh này. Viêm phế quản là gì, nguyên nhân và triệu chứng viêm phế quản như thế nào? Những kiến thức này sẽ được cung cấp trong bài viết sau.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm phế quản

Nguyên nhân và triệu chứng viêm phế quản

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm tại lớp niêm mạc các ống phế quản với những dấu hiệu điển hình như hiện tượng niêm mạc phế quản bị sưng và phù nề. Đồng thời khi niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ khiến cho dịch nhầy tăng tiết và làm bít tắc phế quản cũng như gây tổn thương lông mao.

>>> Xem thêm: Đờm ở cổ họng lâu ngày

Các dạng viêm phế quản


Viêm phế quản được chia thành 2 dạng đó là viêm phế quản mãn tính và viêm phế quản cấp tính

- Tình trạng viêm phế quản cấp tính: đây là bệnh lý diễn tiến trong 1 thời gian ngắn, thông thường nguyên nhân là do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra

- Tình trạng viêm phế quản mãn tính: trường hợp bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn với những tổn thương kéo dài xuất hiện ở phổi, nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá quá nhiều hoặc do viêm phế quản cấp tính tái phát lại nhiều lần mà không có những biện pháp điều trị sớm và dứt điểm bệnh

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm phế quản


Rất nhiều người bệnh bị viêm nhiễm ở phổi 90% nguyên nhân chủ yếu là do virus. Còn 10% các trường hợp còn lại là do vi khuẩn gây ra

Bệnh nhân viêm phế quản thường hay bị hắt hơi, sổ mũi

Bệnh nhân viêm phế quản thường hay bị hắt hơi, sổ mũi

Khi bệnh nhân mắc viêm phế quản thường có những biểu hiện tương tự các triệu chứng của tình trạng viêm đường hô hấp trên như:

- Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi

- Cơ thể đau nhức, sốt nhẹ

- Đau rát cổ họng

Với tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể bị sốt cao trên 39 độ C, ho nhiều và kéo dài. Cổ họng cảm thấy vướng víu, khạc ra sẽ thấy đờm có màu trắng, đục hoặc màu xanh, vàng, thậm chí lẫn cả máu

>>> Xem thêm:

Cách xử trí khi bị viêm phế quản


Với những bệnh nhân bị viêm phế quản cấp sẽ thường tự khỏi sau 1 thời gian nghỉ ngơi, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cũng như cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Giữ môi trường sống xung quanh người bệnh luôn sạch sẽ, không bị ô nhiễm, khói bụi nhất là khói thuốc lá

Ngoài ra, cần kết hợp việc điều trị viêm phế quản với những biện pháp sau để bệnh nhanh khỏi hơn
Bên cạnh đó kết hợp điều trị viêm phế quản với những biện pháp sau để triệt tiêu bệnh nhanh hơn:

Xử trí kịp thời khi thấy trẻ bị sốt cao

Xử trí kịp thời khi thấy trẻ bị sốt cao

- Bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ thì cần cho uống 1 số loại thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol như efferalgan, panadol, ... Đồng thời, việc uống thêm nước trái cây và oresol để bù lại lượng nước đã mất khi bị sốt cũng rất quan trọng

- Nếu bệnh nhân thấy khó thở, nghe có tiếng rít thì cần kết hợp việc điều trị bằng các loại thuốc giãn phế quản như  theophyllin, salbutamol

viêm phế quản có thể tự khỏi nhưng không nên vì thế mà chủ quan coi nhẹ căn bệnh này. Nếu không được điều trị dứt điểm thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, kéo theo chi phí cũng sẽ tốn kém hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân, triệu chứng viêm phế quản và cách xử trí căn bệnh này. Hi vọng đã giúp các bạn có thêm kiến thức cần thiết để phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top