Bệnh lý viêm phổi tắc nghẽn mãn tính

Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn được gọi là bệnh COPD, là bệnh lý về đường hô hấp không thể chữa khỏi được hoàn toàn, bệnh sẽ kéo dài và diễn tiến nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh nhân khi được chuẩn đoán mắc viêm phổi mãn tính cần dùng thuốc nhằm làm thuyên giảm tình trạng bệnh, ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?


Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý xảy ra ở phổi, trong đó sự giới hạn thông khí không thể phục hồi hoàn toàn, gây ra tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, lượng khí cặn trong phổi gia tăng khiến người bệnh bị khó thở

Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở những đối tượng sau:

- Những người ở độ tuổi trên 40 và nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới

- Người nghiện thuốc lá, thuốc lào

- Thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, khói bếp than

- Nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ

Nguyên nhân gây viêm phổi tắc nghẽn mãn tính


- Ô nhiễm môi trường tại nơi làm việc:

Thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều bụi vô cơ và hữu cơ hóa chất và khói từ sản xuất công nghiệp sẽ có nguy cơ bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính rất cao. Đây là nguyên nhân chiếm 10 – 20% trường hợp có triệu chứng lâm sàng và tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân COPD

- Hút thuốc lá

Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2, 3 lần người không hút. Theo thống kê, có đến 20 – 25% người hút thuốc lá sẽ xuất hiện triệu chứng của COPD trong tương lai. Hút thuốc lá đẩy nhanh tốc độ suy giảm chức năng phổi, khiến bệnh nhân COPD dễ vào đợt cấp hơn, giảm khả năng đáp ứng với thuốc điều trị
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây viêm phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây viêm phổi tắc nghẽn mãn tính


- Ô nhiễm không khí trong nhà: 

Những gia đình hay đun nấu bằng than, củi hay các chất đốt sinh khối sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những gia đình khác. Bởi khói bụi từ than, củi khi hít vào phổi sẽ gây viêm bất thường, dẫn đến viêm phổi tắc nghẽn.

Khói thuốc lá và những chất độc hại khi đi vào phổi sẽ gây viêm mạn tính bất thường và làm cho đường thở bị viêm nhiễm, tăng tiết chất nhầy hay còn gọi là đờm nhớt, phổi bị xơ hóa gây tắc nghẽn đường thở. Hậu quả nghiêm trọng là hủy hoại thành vách và mô nâng đỡ của phế nang làm phế nang căng dãn bất thường gây ứ khí phế nang.

Bệnh nhân COPD mỗi khi tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ như vi khuẩn hay siêu vi, môi trường ô nhiễm, phản ứng viêm sẽ càng gia tăng hơn. Khiến bệnh nhân bị khó thở nhiều hơn thậm chí là suy hô hấp

Triệu chứng viêm phổi tắc nghẽn mãn tính


Triệu chứng lâm sàng:

- Triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi mắc bệnh COPD đó là ho, khạc đờm. Ho lúc đầu cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp bệnh nhân, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho. Đồng thời khạc đờm với số lượng nhỏ, đàm dính sau nhiều đợt ho.
Ho là triệu chứng đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ho là triệu chứng đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Triệu chứng tiếp theo đó là khó thở khi gắng sức. Khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường dai dẳng và diễn tiến từ từ. Ban đầu chỉ xuất hiện khi người bệnh đi lên cầu thang, khi đi nhanh, chạy bộ. Sau đó, khi chức năng phổi bị suy giảm nặng, khó thở sẽ chuyển biến tệ hơn và người bệnh không thể đi bộ được hay mang xách những đồ vật nhẹ, cuối cùng khó thở xảy ra cả trong những hoạt động hàng ngày như rửa chân tay, mặc quần áo hay thậm chí là lúc nghỉ ngơi

Khi bệnh COPD biến chuyển nặng hơn sẽ có những triệu chứng toàn thân như:

- Các cơ xương teo lại do tế bào tự tiêu hủy và do cơ bất động, khiến tình trạng khó thở ở bệnh nhân càng nặng hơn

- Gầy sút, sụt cân, suy kiệt chủ yếu do mất đi khối nạc trong cơ thể.

- Trầm cảm.

- Loãng xương do quá trình viêm toàn thân, do sử dụng corticoid kéo dài.

- Nguy cơ bị các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim gia tăng

- Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc, đẳng bào do viêm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, tương tự như các bệnh lý hô hấp khác nên khó phát hiện, thường diễn tiến âm thầm khiến bệnh nhân chủ quan không đi khám. Khi họ đến gặp bác sỹ thì bệnh thường đã nặng hơn, chức năng hô hấp đã suy giảm rất nhiều. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý về những biểu hiện bất thường của cơ thể, nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Cụm từ tìm kiếm: trieu chung benh phoi tac nghen man tinh

Next
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top