Điều trị viêm phổi cho trẻ tại nhà hiệu quả
Viêm phổi là tình trạng bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gặp ở
mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp nhất. Bởi sức đề kháng của
trẻ em thường yếu hơn người lớn, nên khi thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ mắc bệnh
hơn. Bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ tới các mẹ cách điều trị viêm phổi cho trẻ
em hiệu quả tại nhà giúp bé mau hồi phục. Cùng theo dõi nhé!
Điều trị viêm phổi trẻ em
Khi trẻ bị viêm phổi, bạn có thể áp dụng những cách sau để
điều trị viêm phổi cho trẻ ngay tại nhà.
- Cho trẻ uống kháng sinh theo sự chỉ định của bác sỹ
Điều trị viêm phổi cho trẻ em cần cho bé uống đúng thuốc
Để trẻ có thể mau chóng hồi phục thì trẻ cần được uống kháng
sinh thích hợp và đúng cách, đúng liều. Các bậc cha em khi cho con đi khám cần
chú ý lắng nghe chỉ dẫn dùng thuốc của bác sỹ, cho trẻ uống đúng thuốc, đúng liều
lượng, đúng thời gian.
Với những loại thuốc viên, cần tán nhỏ thuốc ra trước khi
cho trẻ uống. Có thể pha thêm một chút đường hoặc sữa, nước cháo để giúp trẻ dễ
uống hơn. Nếu trẻ bị nôn ói sau nửa tiếng uống thuốc thì cần cho trẻ uống lại một
liều thuốc khác.
Tuy nhiên, cần tránh không lạm dụng kháng sinh quá nhiều, nếu
trẻ chị bị ho, cảm cúm thông thường thì không nên dùng thuốc kháng sinh. Không
chỉ tốn kém, mà thuốc kháng sinh còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn
như gây nhờn thuốc, sau này dùng thuốc sẽ không còn hiệu quả. Theo các chuyên
gian, việc lạm dụng thuốc kháng sinh về lâu dài cũng không ngăn ngừa được các
biến chứng viêm phổi ở trẻ chỉ bị cảm ho thông thường.
- Điều trị những triệu chứng thứ cấp liên quan như sốt, khò
khè
Tùy theo từng trường hợp mà bác sỹ sẽ kê cho trẻ những loại
thuốc cần thiết như thuốc điều trị khò khè (Trebutaline, Salbutamol). Các bậc
cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng theo chỉ dẫn để giúp trẻ mau hồi phục.
- Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường cho trẻ ăn hoặc
bú (đối với trẻ sơ sinh) dù trẻ biếng ăn cũng phải khuyến khích trẻ ăn nhiều
hơn. Khi trẻ vừa hết bệnh cũng cần bồi dưỡng cho trẻ mau lấy lại sức. Bên cạnh
đó, khi bị viêm phổi, trẻ hay bị nghẹt mũi, tắc mũi nên sẽ khó ăn, khó bú nên cần
làm thông thoáng mũi để trẻ có thể ăn, bú dễ dàng hơn
Tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ mau lấy lại sức
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn là điều rất quan trọng do trẻ
bị viêm phổi sẽ cần được cung cấp nhiều nước để giúp loãng đờm, giảm ho, xoa dịu
họng
- Cần lưu ý về vấn đề ho ở trẻ, khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính thì ho là một phản xạ có lợi của cơ thể để tống đờm nhớt ra ngoài, giúp
thông thoáng đường thở để trẻ có thể được hít thở dễ dàng hơn. Do vậy các mẹ
không nên quá lạm dụng thuốc điều trị ho để hạn chế phản xạ có lợi này. Nhất là
khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ không mong
muốn ở trẻ nếu không dùng đúng cách
- Việc dùng những loại dược thảo, thuốc nam an toàn cũng được
tổ chức y tế thế giới cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng. Chẳng hạn như dùng
quất chưng đường, mật ong, rau tần dầy lá, gừng, … Những loại thuốc ho như siro
Astex, siro Pectol E, … cũng có thể được dùng cho trẻ nhỏ khá an toàn.
Khi nào thì cần tái khám để điều trị viêm phổi trẻ em dứt điểm
Tái khám theo hẹn: cần cho trẻ đi khám lại sau 2 ngày dùng
thuốc để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả không. Ngay cả khi trẻ
đã thở lại bình thường, hết sốt, ăn khỏe hơn thì cũng cần tiếp tục cho trẻ uống
kháng sinh đủ 5 ngày.
Khi bệnh trở nặng: nếu sau khi tái khám 2 ngày vẫn thấy trẻ
còn thở gấp, bác sỹ sẽ kê cho trẻ một loại kháng sinh cần thiết khác hoặc cho
bé nhập viện điều trị
Khám lại ngay: chú ý theo dõi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế
ngay nếu thấy trẻ có một trong những triệu chứng sau trẻ bị khó thở, thở co lõm
lồng ngực, trẻ không thể uống được nước, trẻ cảm thấy mệt mỏi hơn. Đây là những
biểu hiện cho thấy bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.
Nguồn: Phổi tắc nghẽn mãn tính
0 nhận xét:
Đăng nhận xét